TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NGÀNH SƠN 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Dự báo cả năm toàn ngành có thể đạt mức sản lượng tương đương năm 2013 và vẫn chưa có dấu hiệu tích cực làm đòn bẩy cho việc gia tăng sản lượng ít nhất đến hết quý 2 năm 2014. 

Bối cảnh chung

Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì nền kinh tế Việt Nam trong 09 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu hồi phục, nhưng khá chậm do tác động nhiều mặt từ sự bất ổn chính trị ở Châu Âu và sự ỳ ạch của kinh tế thế giới, cùng với đó là những thách thức vẫn còn tồn tại như tình hình nợ xấu; tình trạng phá sản hay đình trệ sản xuất của các doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa hiện tượng Hoàng Sa cũng phần nào tác động khá mạnh vào tâm lý tiêu dùng và đầu tư của một bộ phận nhân dân, dẫn đến sức mua chậm và sự dè dặt trong đầu tư.

 

Ngành Sơn Trang trí – khó khăn hơn dự báo

Với những chỉ số lạc quan của nến kinh tế cuối năm 2013 như việc kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá, ngành sơn Việt Nam nói chung và ngành sơn trang trí nói riêng kỳ vọng về sự khởi sắc của thị trường cho năm 2014. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường “nghỉ tết” sớm và dài hơn mọi năm hầu như trọn cả quý 1. Phản hồi của các nhà sản xuất sơn phía Bắc trong quý 2 cũng không mấy lạc quan do thời tiết mưa nhiều bất thường nhưng theo chúng tôi thị trường trở nên dè dặt, thiếu hứng khởi do khó khăn của nến kinh tế và tác động tâm lý của sự kiện Hoàng Sa. Cũng như mọi năm, quý 3 là quý thấp điểm do tình hình mưa bão trải rộng cả nước kìm hãm khả năng tăng sản lượng của nhóm sơn trang trí, tình hình này còn kéo dài lan sang cả đầu quý 4.

Hiện nay thị trường đang kỳ vọng nhiều cho quý 4, là quý luôn có đột biến về sản lượng và doanh thu dựa vào điều kiện thuận lợi về thời tiết, truyền thống “vào nhà mới đón tết” của Việt Nam. Một số nhà sản xuất cho rằng sản lượng sơn trang trí năm nay dự báo chỉ đạt mức sản lượng của năm 2013 hoặc chỉ tăng nhẹ dưới 5%.

 

Ngành Sơn Tàu biển và Bảo vệ - Thực tiễn không như định hướng của chủ trương và chính sách

Cùng với chủ trương và chính sách đầu tư cho việc đánh bắt xa bờ và sự kiện Hoàng Sa, chúng tôi nhận thấy đây là một cú hích tích cực cho định hướng nghiên cứu và phát triển dòng sơn tàu biển trong nước. Tiếc là, sự hứng khởi đó không duy trì lâu do sự bất khả thi giữa chính sách và điều kiện vận dụng chính sách trong thực tế. Thế nên, ngành sơn tàu biển Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ và chưa có nội lực để tự thân phát triển. Thêm vào đó, khó khăn của nền kinh tế dẫn đến sức tiêu thụ yếu cho dòng sơn bảo vệ vì hầu như trong năm 2014, không ghi nhận được nhiều công trình trọng điểm mới, ngoài công trình đang dở dang trong ngành giao thông vận tải. Một thực tế đáng ghi nhận nữa là nếu có dự án lớn do tập đoàn nước ngoài đầu tư như Formosa thì hầu như các doanh nghiệp sản xuất sơn trong nước không có cơ hội tham gia cung cấp.

duy tu, bảo trì – bảo dưỡng, thiếu cơ hội tham gia vào các dự án đóng mới hoặc xây dựng mới của các công trình công nghiệp và giao thông. Chương trình đóng tàu đánh bắt xa bờ và tàu kiểm ngư có chuyển biến tích cực nhưng còn quá nhỏ để góp phần tăng sản lượng, do đó, dự báo của ngành sơn tàu biển và bảo vệ có khả năng chỉ đạt được 95% sản lượng 2013. Lạc quan hơn cũng chỉ đạt mức sản lượng bằng năm ngoái.Như vậy, ngành sơn tàu biển và bảo vệ trong năm nay vẫn dựa vào phân mục

 

Ngành Sơn Cuộn – Thách thức trước biện pháp chống bán phá giá

Sau nhiều năm tăng trưởng đều và ổn định hỗ trợ bởi sức tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của sản phẩp tấm lợp thép màu, thì hiện nay ngành thép cuộn màu Việt Nam bắt đầu đối diện với thách thức từ chính sách chống bán phá giá của các nước trong khu vực như Thailand và Indonesia. Cũng theo khó khăn chung của nến kinh tế, mức tiêu thụ tấm lợp thép trong nước năm nay cũng không khả quan là yếu tố tác động không nhỏ cho các nhà sản xuất, dẫn đến có doanh nghiệp phải dừng hay cho ra sản lượng ở mức cầm chừng.

Ghi nhận của chúng tôi cho thấy các đơn đặt hàng Sơn Cuộn bắt đầu giảm trong quý 3 và giảm mạnh đến 40% trong quý 4/2014. Điều đó cho thấy ngành sơn cuộn khó có thể hoàn thành mức sản lượng đặt ra trong 2014, thậm chí còn có tăng trưởng âm khoảng 10%.

 

Ngành Sơn Gỗ - Điểm sáng duy nhất của ngành sơn Việt Nam

Không giống các mảng sơn trang trí và công nghiệp khác, ngành Sơn Gỗ Việt Nam vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng khá tốt trong 09 tháng đầu năm nay dự kiến khoảng 15%. Mặc dù trong năm nay không có thêm sự dịch chuyển lớn nào từ các nhà sản xuất có liên quan từ Trung Quốc hay các nước trong khu vực vào Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chế biến sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vẫn đang chứng minh thế mạnh và uy tín của mình. Thế mạnh đó không chỉ dựa vào sức mạnh do các tập đoàn hay công ty quốc tế mà còn dựa vào khả năng nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng, mà ngành sơn gỗ là một mắt xích quan trọng.

Bên cạnh các công ty đa quốc gia và các nhà sản xuất sơn gỗ lâu năm trong khu vực, các nhà sản xuất uy tín trong nước vẫn đang tăng trưởng tốt do sự đầu tư bài bản về công thức, thiết bị và chọn lựa nguồn nguyên liệu. Các nhà sản xuất trong nước cũng chấp nhận cạnh tranh về đội ngũ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, đó là điều mà các mảng sơn công nghiệp khác như sơn ô tô, sơn sàn, sơn tàu biển… mà các nhà sản xuất sơn trong nước còn thiếu hay rất yếu!

 

Kết luận

Khởi đầu năm 2014, không ít các nhà sản xuất sơn kỳ vọng vào một năm sản xuất - kinh doanh khả quan do có sự ổn định kinh tế vĩ mô mà chính phủ đã đạt được trong năm 2013. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế chưa khắc phục được có liên quan đến nợ xấu, sức tiêu thụ yếu và thiếu động lực mới kích thích phát triển. Ngành sơn là ngành đi sau trong chuỗi phát triển của nhiều ngành công nghiệp, vì thế tốc độ tăng trưởng của ngành phản ánh một phần sức khỏe của nền kinh tế nói chung và các ngành như xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tàu, bất động sản nói riêng. Dự báo cả năm toàn ngành có thể đạt mức sản lượng tương đương năm 2013 và vẫn chưa có dấu hiệu tích cực làm đòn bẩy cho việc gia tăng sản lượng ít nhất đến hết quý 2 năm 2014.

(Nguồn VPIA)

Xem 1429 lần

Copyright © 2014 Gia Linh. All Right Reserved

Go to top