Hiện tượng :
Màng phủ mù mờ không sáng bóng.
Nguyên nhân :
- Vật bị phủ sần sùi nhiều lỗ hoặc màng phủ chìm lún, hoặc có bám dầu, nước.
- Màng phủ lớp trên không đủ hoặc chỉ phun hơi vào mặt phủ, áp lực phun quá lớn, độ keo dính lại quá thấp.
- Phòng phun độ khô thoáng khí kém, chất khí của dung môi bốc hơi đã ô nhiễm không khí, bạch hóa màng phủ.
- Chất pha loãng chất lượng kém, chất dung môi điểm sôi thấp, khô quá nhanh.
- Chưa khô hẳn mà tiến hành đánh bóng, hoặc sáp đánh bóng quá thô.
- Tác nghiệp trong trường hợp độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.
- Ở vị trí chỗ phun dư hoặc ở vị trí chỗ bạch hóa màng phủ bị mờ.
- Sử dụng chất sơn kém chất lượng.
- Chà nhám sần sùi, hoặc bụi bám chưa làm sạch.
Đối sách :
- Chà nhám vật bị phủ phẳng mịn, và quét dọn tạp chất trên bề mặt.
- Khống chế độ keo dính của chất sơn, dùng phương pháp đúng phun phủ độ dầy màng phủ thích hợp.
- Trong quá trình làm khô trong phòng làm khô phải thoáng khí tốt.
- Chọn loại chất pha loãng có độ khô vừa.
- Màng phủ phải hoàn toàn khô mới tiến hành đánh bóng và chọn lựa độ mịn của sáp.
- Phải tác nghiệp trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm tốt.
- Tập huấn cách phủ sơn, và thông hiểu cách phun phủ của từng loại vật bị phủ.
- Chú ý chọn loại sơn có chất lượng tốt.
- Dùng giấy nhám mịn để chà nhám khi phủ sơn màng phủ, bề mặt phải tuyệt đối làm sạch
BONG TRÓC
Hiện tượng :
Màng phủ bám dính không tốt, có lực ngoài hay không có lực ngoài tác động xảy ra hiện tượng màng phủ tróc ra.
Nguyên nhân :
- Bề mặt vật phủ không sạch, có bám dầu, nước, chất dơ, nước tẩy rửa, sáp ...
- Chất lượng của sơn kém, dễ co rút, chất sơn khuấy trộn không đều, sử dụng chất pha loãng có chất lượng kém.
- Độ bám dính kém, độ bóng láng của vật bị phủ cao, lớp dưới hoặc lớp màng phủ đã khô chà nhám không đầy đủ lại tiến hành phun phủ (nhất là chất sơn hai thành phần sau khi khô rắn chưa chà nhám).
- Chất sơn bị thấm nước, dầu.
- Tính chất của chất sơn lớp dưới và trên không hợp.
- Lớp dưới chưa khô hẵn lại tiến hành phun lớp tiếp theo.
- Chưa tuân thủ theo chỉ định phun phủ lớp dưới.
- Sử dụng chất sơn đã quá thời hạn, hoặc cho thêm vào không đúng.
Đối sách :
- Vật bị phủ phải sạch sẽ.
- Cẩn thận lựa chọn chất sơn (nhất là phủ sơn có màng phủ dày) trước khi phủ cần khuấy trộn đều.
- Trước khi phủ cần chà nhám (nhất là dùng chất sơn có chất làm rắn) để tăng thêm độ sạch, tạo thêm độ bám dính.
- Phòng tránh nước, dầu thấm vào chất sơn.
- Chất sơn có tính chất khác nhau nên không dùng chung.
- Màng phủ khô rắn đầy đủ mới tiến hành phủ giữa.
- Thi công theo công nghệ đã chỉ định.
- Chất làm rắn của chất sơn hai thành phần không được quá liều, kiểm tra chất sơn quá hạn có bị biến chất không.
- Chất sơn đã quá thời sử dụng không nên dùng (thời gian sau khi trộn của chất sơn kép đôi).
ĐỘ CHE PHỦ KÉM
Hiện tượng:
Có thể trong thấy màu nền qua lớp che phủ
Nguyên Nhân:
- Không khuấy đều sơn trước khi sử dụng
- Lượt sơn không đủ độ dầy, phun sơn không đều
- Một phần cùa lớp sơn mất đi trong quá trình đánh bóng
Đối sách :
- Khuấy đều sơn trước khi sử dụng
- Phun đủ số lượt sơn theo hướng dẫn hoặc phun cho đến khi đạt độ phủ nhưng không được quá dầy
- Sử dụng kỹ thuật phun sơn thích hợp
- Dành thời gian để lớp sơn ngoài khô trước khi đánh bóng, không giữ máy đánh bóng một điểm quá lâu .
|
Hiện tượng nổi hạt khi thi công sơn PU
Hiện tượng nổi hạt (hay còn gọi là hiện tượng dư cứng) khi thi công sơn PU là hiện tượng xuất hiện những bọt nhỏ trên diện đều nổi lên trên bề mặt sơn, làm cho màn sơn sần sùi (trong trường hợp bọt to) hoặc làm cho giảm tính mỹ quan của sản phẩm.
Nguyên nhân: do mật độ tiểu phân isocyanate quá dày gây ra phản ứng sinh khí CO2 không kịp thoát khỏi bề mặt tạo nên hiện tượng nổi hạt.
Cách khắc phục:
Giảm mật độ tiểu phân isocyanate xuống bằng cách:
· Giảm tỉ lệ chất đóng rắn xuống
· Hoặc tăng tỉ lệ dung môi lên
· Hoặc dãn cách thời gian giữa các lần phun (biện pháp này thường mang lại hiệu quả cao nhất.
VÕNG XUỐNG, CHẢY
Hiện tượng :
Bề mặt vật phủ xảy ra lưu động, màng phủ không đều đặn, tình trạng nghiêm trọng như tình trạng trụ băng, vì trọng lượng bản thân chất sơn không đồng đều nên xảy ra một bộ phận lưu động, thông thường xảy ra tại các vật tác nghiệp đứng.
Nguyên nhân :
- Chất pha loãng quá nhiều, tạo thành chất sơn có độ keo thấp.
- Một lần phun lượng phun phân bổ quá nhiều, dễ xảy ra nhất là ở chất sơn chậm khô.
- Cự ly, tốc độ, trùng điệp phủ sơn không đúng, làm cho chất sơn phân bố không đều.
- Tốc độ di chuyển súng phun không đúng hoặc chậm, hoặc khổ súng phun bị nghiêng, áp lực không khí quá thấp, lượng sơn quá cao và với lượng không khí điều chỉnh không tốt.
- Súng phun bảo dưỡng không tốt, đường dẫn biến dạng hoặc đường dẫn tắt nghẽn cục bộ.
- Sử dụng quá nhiều chất pha loãng, dầu chuối có điểm sôi cao vì thế khô rắn chậm.
- Trường hợp khô rắn chậm vì độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.
Đối sách :
- Điều chỉnh độ keo dính thích hợp, lúc phun mặt đứng tăng thêm độ keo dính.
- Lượng phun phân bổ đầy đủ, tránh một lần phun quá dày, nhưng cần phun ướt và độ dày đồng đều.
- Tập dợt thành thạo tay súng về phương pháp vận hành, góc phun, tốc độ phun. Bảo dưỡng súng phun tốt.
- Sử dụng dung môi thích hợp cho sơn.
- Nơi tác nghiệp ánh sáng phải đủ.
|
|
|
|