CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI PHUN SƠN GỖ PU PHẦN 2

8/Vết nhăn, phồng, gồ ghề, xù xì 

Hiện tượng : trên mặt sơn xuất hiện các vết xù xì như da cá sấu sảy ra trong quá trình khô. 

Nguyên nhân : dung môi pha sơn mới tác dụng lên sơn cũ, thường xảy ra khi phủ thêm một lớp sơn lên lớp sơn cũ (loại enamel hoặc là urethane, mà chúng chưa khô hoàn toàn). 

Cách sửa : Nhám và sơn phủ lại 

Cách tránh : Với lớp sơn cuối hoặc lớp lackier cuối không nên phủ quá dày . Nếu bạn sơn loại enamel hoặc urethane thì hãy để cho chúng khô thật sự mới tiến hành sơn phủ hay sửa chữa trên bề mặt chúng . Ngoài ra nên tránh phun sơn lớp cuối quá ướt .

9/Mất độ bóng : 

Hiện tượng : mờ, không bóng . 

Nguyên nhân : lớp sơn hoặc lackier cuối quá dầy hoặc quá ướt.Thời gian giữa các lần sơn không phù hợp. Sử dụng sơn kém chất lượng hoặc dùng dung môi bay hơi quá nhanh. 
Sửa chữa : Để cho thật khô , sau đó đánh bóng lại .Có thể nhám 2000-2500 sau đó đánh bóng lại. 

Phòng tránh : Chú ý thời gian giữa 2 lần sơn , điều chỉnh súng phun cho đúng chú ý phần áp xuất của máy nén khí .

10/Xuất hiện các đường vằn vện : 

Hiện tượng: trên mặt sơn xuất hiện các đường vằn vện như màu da của chú ngựa vằn, chúng hay xuất hiện dưới lớp lackier, trên mặt lớp sơn metalic . 

Nguyên nhân: Các phần tử kim loại ( metal flake ) phân bố không đều trên mặt sơn metalic , có thể do súng phun không đều , chỉnh chưa đúng ,để súng quá gần mặt sơn , độ phủ của các lần sơn ( pattern overlap ) không đồng đều , chỉnh phun sương mù chưa đúng …ngoài ra còn các nguyên nhân khác như quá nhiều dung môi trong sơn , phun phủ lackier ( clearcoat )quá sớm , lớp metalic ( basecoat ) được phun chưa thích hợp … 
Sửa chữa :Muốn cho lớp metallic phủ thật đều nên dùng áp xuất cao khi phun tạo sương mù ( với loại súng phun HVLP nên dùng 3 bar ) , phủ theo panel nếu lớp trước vẫn còn ướt . Hoặc chờ cho chúng se mặt (flash )sau đó phủ 1 lớp mỏng lên dùng chế độ phun sương trong súng , trường hợp này nên dùng áp xuất thấp hơn . Nếu lớp sơn đã bị khô thì cần phải nhám sau đó phun lại . 

Cách tránh :chú ý chỉnh súng phun cho thật chuẩn , sử dụng đúng tỷ lệ dung môi , để lớp basecoat có đủ thời gian khô ( flash/dry time ) trước khi phun lackier .Áp dụng đúng cách phun cho lớp basecoat .

11/Sần sùi da cam : 

Hiện tượng: trên bề mặt sơn xuất hiện các vết sần sùi như vỏ trái cam . 
Nguyên nhân:  Áp xuất máy nén khí quá yếu , hạ áp nhanh .Trong quá trình sơn chất dung môi bay hơi quá nhanh , chỉnh súng phun chưa thích hợp …. 
Sửa chữa: Nhám và đánh bóng để giảm các vết sần sùi , có thể nhám với 1200-1500. 
Cách phòng chống: chú ý áp suất của máy nén khí , cũng như tỷ lệ dung môi trong sơn , tham khảo nhiệt độ , độ ẩm của không khí .Tránh phun quá dầy , chú ý chỉnh súng thích hợp , giữ khoảng cách không đổi khi phun ( từ súng tới bề mặt sơn ).

12/ Bị lột từng mảng : 

Hiện tượng: sơn bị lột từng mảng . 

Nguyên nhân: bề mặt để sơn chưa được chuẩn bị kỹ càng , công việc nhám và làm sạch bề mặt chưa tốt ….bề mặt sơn bám dính kém như là nhôm , plastics ,mạ kẽm …chú ý thời gian cho phép giữa 2 lần sơn ( flash/dry time ). Lớp phủ lackier ( clearcoat ) chưa đủ dầy , hoặc trước khi phun lackier bạn dùng dung môi để rửa ( như xăng dầu …) , lớp sơn màu ( basecoat) được phun quá khô , hoặc được sấy khô quá nhanh , quá nóng … 
Sửa chữa: nhám bỏ và sơn phủ lại , nếu bị nhiều nên sơn lại . 

Cách tránh: chú ý công tác chuẩn bị bề mặt sơn , tham khảo loại sơn lót( primer) cho các loại bề mặt sơn khác nhau .

13/Xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt của bột bả ( filler): chúng giống như các bọt khí , túi khí lưu lại trên bề mặt của mát tít , tạo các lỗ nhỏ trên đó . 

Nguyên nhân: khí và các bọt khí bị giữ lại trong mát tít trong suốt quá trình mixing , hoặc trong quá trình bả lên mặt kim loại .Các bọt khí này được giải thoát khi bạn chà giâý nhám và các lỗ nhỏ được tạo ra. Khí và bọt khí bị bẫy lại do: quá trình trộn mát tít va chất tạo cứng , quá nhiều chất tạo cứng . 

Sửa chữa: phủ thêm một lớp mát tít , tốt nhất dùng loại poliester , sau đó nhám lại . 
Cách tránh: trong khi trộn mát tít và chất cứng phải miết và kéo đều , khi bả nhớ đừng bả một lớp quá dầy ( tham khảo nhà cung cấp ), nhớ chú ý tỷ lệ các thành phần .

14/Bị chảy sơn : Lớp sơn cuối bị chảy thành dòng . 

Nguyên nhân: chất dung môi bay hơi quá chậm , thời gian giữa 2 lần sơn chưa hợp lý. Phun lớp cuối quá ướt do : trong khi phun khoảng cách súng quá gần , di chuyển súng quá chậm ( tốt nhất nên di chuyển với vận tốc 20-25 cm/s ). Áp suất máy nén quá thấp trong quá trình sơn , hoặc nhiệt độ bề mặt kim loại sơn quá thấp cũng là những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên . 

Sửa chữa: Nhám , làm sạch và phun lại , hoặc có thể chờ cho sơn thật khô , nhám với giấy nhám 1200-1500 sau đó đánh bóng lại . 

Cách tránh: tham khảo tỷ lệ dung môi và sơn ( hoặc lackier ) , chú ý độ ẩm , nhiệt độ , áp suất phun, kích thước của diện tích sơn . Không nên sơn quá ướt giữa các lần sơn , chú ý thời gian chờ giữa các lần sơn .Chỉnh súng thật hoàn hảo , chú ý tốc độ di chuyển của súng phun và khoảng cách với bề mặt sơn .

SƠN GỖ CAO CẤP SAMAS – NÂNG TẦM GỖ VIỆT

Nguồn Công ty Gia Linh

Xem 940 lần

Copyright © 2014 Gia Linh. All Right Reserved

Go to top